Thứ sáu, 13/12/2024, 10:24 [GMT+7]

Khi “vải thưa” không che được “mắt thánh"!

Thứ hai, 10/05/2021 - 17:53'
Trong khi các cơ quan chức năng cũng như cử tri cả nước đang dồn sức, tập trung chuẩn bị cho Ngày hội lớn của đất nước thì vẫn có những thế lực thù địch dùng nhiều chiêu trò để phá hoại cuộc bầu cử. Tuy nhiên, “vải thưa” không che được “mắt thánh”! Những luận điệu đi ngược lại với lợi ích của nhân dân thì sớm muộn cũng trở nên lạc lõng và vô nghĩa.

Thực tế cho thấy, các thế lực thù địch luôn lợi dụng mỗi khi đất nước có các sự kiện chính trị quan trọng để đẩy mạnh tuyên truyền những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước. Âm mưu của chúng không mới nhưng những phương thức, thủ đoạn thì ngày càng tinh vi, nham hiểm hơn.

https://dangcongsan.vn/

Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Ảnh minh họa. Nguồn: Kiều Giang  

Cũng giống như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, công tác nhân sự của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tiếp tục là nội dung được các thế lực thù địch, phản động tập trung đem ra “mổ xẻ”, phá hoại. Một trong những điểm mới hiện nay là chúng triệt để lợi dụng không gian mạng để tung các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch. Đây được coi là "vùng đặc biệt” mà các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng triệt để nhằm chống phá cuộc bầu cử của đất nước ta.

Các luận điệu của chúng chủ yếu tập trung vào những nội dung sau: xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử; bịa đặt, tung tin sai sự thật về công tác nhân sự; kích động, kêu gọi người dân không tham gia bầu cử; lợi dụng việc "tự ứng cử" để gây rối… Trong đó, chiêu trò mượn áo “tự ứng cử” đã được các đối tượng lợi dụng triệt để  nhằm gieo rắc trong dư luận những quan điểm lệch lạc, hoài nghi về công tác bầu cử. Trên thực tế, công tác chuẩn bị bầu cử và chọn lựa các ứng cử viên đã được tổ chức rất chặt chẽ và đúng luật định, đảm bảo công bằng, khách quan với mọi ứng viên, dù là được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu hay tự ứng cử.

Trong 3 năm qua, hai đối tượng là  Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh đã liên tục dùng mạng xã hội để đăng tải các bài viết, hoặc livestream xuyên tạc, nói xấu chính quyền. Bên cạnh đó, các đối tượng còn tự đóng vai là nhà dân chủ, bình luận một cách méo mó các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thời gian vừa qua, Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh đã tự ứng cử đại biểu Quốc hội và liên tục có những hành vi, phát ngôn phỉ báng chính quyền, chống phá Nhà nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Trước những hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, ngày 29/3, Công an Thành phố Hà Nội đã bắt tạm giam Lê Trọng Hùng, về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Trước đó, cũng với tội danh tương tự, Công an tỉnh Ninh Bình cũng đã bắt giữ đối tượng Trần Quốc Khánh, người cũng đã rêu rao sẽ "tự ứng cử" và từ nhiều năm qua đã liên tục đăng tải trên mạng xã hội các bài viết xuyên tạc nói xấu chính quyền.

Hành vi vi phạm pháp luật của Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh đã rất rõ ràng. Nhưng một số phần tử phản động trong và ngoài nước, nhân cớ này đã lên tiếng cho rằng, Hùng và Khánh bị bắt là vì lý do "tự ứng cử đại biểu Quốc hội". Các thế lực thù địch muốn đánh lạc hướng dư luận bằng cách tạo sự lầm tưởng rằng Đảng, Nhà nước gây khó dễ cho những người tham gia ứng cử. Từ đó, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài vu khống cuộc bầu cử tại Việt Nam là thiếu tự do, dân chủ.

 Đối tượng Lê Trọng Hùng bị bắt về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ảnh: TL

 Đối tượng Lê Trọng Hùng bị bắt về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ảnh: TL

Nói về luận điệu xuyên tạc này, Trung tá Hồ Anh Tuấn (Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an) cho rằng: “Có thể khẳng định đây là một chiêu trò nhằm tuyên truyền hạ uy tín của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời để thanh minh, chối tội cho các đối tượng. Việc những đối tượng như Lê Trọng Hùng, Trần Quốc Khánh bị bắt không phải bởi vì đối tượng ra ứng cử đại biểu Quốc hội mà bị bắt bởi vì đối tượng có những hành vi vi phạm pháp luật. Trên thực tế, những hành vi vi phạm pháp luật này đã diễn ra trong một quá trình và lực lượng công an đã có thời gian dài để thu thập tài liệu, chứng cứ chứ không phải đến thời điểm ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc hội thì đối tượng mới tiến hành các hoạt động vi phạm này. Nói một cách khác, nếu như những đối tượng này không ra ứng cử đại biểu Quốc hội thì với những hành vi vi phạm pháp luật của mình, đối tượng sớm muộn cũng bị bắt và khởi tố. Hay nói như một câu thành ngữ: Vải thưa không che được mắt thánh"!

Cùng nói về những thông tin, luận điệu xuyên tạc, tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 3/2021, Đại tá Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Phó chánh Văn phòng Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ cho biết: Trong quý I/2021, một số nước phương Tây, tổ chức phi chính phủ (NGO) nhân quyền quốc tế thiếu thiện chí tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền nhằm can thiệp, gây sức ép đối với Việt Nam. Các nước này và các tổ chức này lợi dụng các vấn đề xã hội trong nước để tăng cường xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người, tập trung vào vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do ngôn luận; xuyên tạc chống phá bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Các trang mạng phản động như: SBTN, VOA, BBC, RFI, Viettan, Dân làm báo, Báo Tiếng dân, RFA … phát tán nhiều thông tin, bài viết xuyên tạc chống phá Việt Nam. Một số bài viết xuyên tạc cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV sắp tới, cho rằng việc có một số đại biểu không phải là đảng viên chỉ là hình thức, tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, do Mặt trận Tổ quốc và chính quyền cơ cấu trước. Cho rằng trong nội bộ Đảng xuất hiện nhiều cán bộ, đảng viên phai nhạt niềm tin và có quan điểm chính trị khác với lãnh đạo Đảng nhưng không dám công khai vì sợ mất quyền lợi và trả giá bằng tự do, sinh mạng.

Cũng theo Đại tá Nguyễn Văn Kỷ, việc bắt giữ, xử lý các đối tượng có hành vi chống phá Đảng và Nhà nước là theo đúng quy định của pháp luật, không có cái gọi là “tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm” ở Việt Nam.

Có thể thấy, trong khi các thế lực thù địch, phản động luôn rêu rao, xuyên tạc nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, của chính quyền, bôi nhọ cuộc bầu cử thì những hành động cụ thể của Đảng và Nhà nước ta lại chứng minh điều ngược lại. Những thành tựu từ thực tế của đất nước chính là những bằng chứng sinh động đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của kẻ thù.

Và mỗi chúng ta, cần trang bị cho mình những “bộ lọc tốt” để tăng cường “sức đề kháng” trước mọi thông tin xấu độc, từ đó sáng suốt lựa chọn những đại biểu có tâm, có tầm, có đủ đức, đủ tài đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân./.

Cập nhật lúc 17:34, Thứ hai, 10/05/2021 (GMT+7)/ Kiều Giang/https://dangcongsan.vn

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Cần thực hiện nghiêm túc hơn
Dù hầu hết các đơn vị kinh doanh xăng, dầu đã chấp hành quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế; nhưng thực tế, trên địa bàn tỉnh còn số lượng...
Tấm gương chiến sĩ Công an học tập và làm theo lời Bác
Ham học hỏi và hết lòng với công việc đã giúp Đại úy Vừ A Di - Phó Trưởng Công an xã Nậm Xe (huyện Phong Thổ) luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Anh trở thành tấm gương sáng trong...