Thứ năm, 28/11/2024, 14:48 [GMT+7]

Giải pháp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Nậm Hàng

Thứ năm, 19/09/2024 - 10:28'
Thời gian qua, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn đã quan tâm chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Từng bước thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của tỉnh.

Nậm Hàng là xã đặc biệt khó khăn, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm 8 bản với 1012 hộ và 4486 khẩu, trong đó người lao động thuộc dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 94,62% trong đó: (dân tộc Thái chiếm 56,62%, Mông 25%, Mảng 7%, Dao 4,15%, Hoa 2% còn lại là dân tộc khác). Tỷ lện hộ nghèo là 18,28%, cận nghèo 11,36%, thu nhập bình quân 36.000.000 đồng /người/ năm.

Đến nay tổng số người trong độ tuổi lao động trong toàn xã là 2.629 người, xã có hơn 200 người đang đi làm tại các công ty ngoài tỉnh, 18 đi xuất khẩu lao động, đang làm việc tại nước ngoài. Tổng số người lao động trên địa bàn xã được tham gia đào tạo qua các lớp dạy nghề ngắn hạn là hơn 455 người, như Lớp may dân dụng, thêu dệt thổ cẩm, nuôi và phòng trừ bệnh cho trâu bò, nuôi ong mật, kỹ thuật trồng dứa, kỹ thuật trồng cây ăn quả, trồng cây sa nhân, Chăn nuôi gia cầm.

Do trên địa bàn không có công ty, doanh nghiệp nên hầu như người lao động sản xuất nông nghiệp tại gia, thu nhập bấp bênh, thời điểm nông nhàn không có việc làm thêm để cải thiện, nâng cao nguồn thu nhập.

Mặt khác với truyền thống, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, từ xưa đã quen với việc sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật và chăn nuôi, sản xuất, hoạt động sản xuất nông nghiệp còn mang tính chất nhỏ, lẻ (hộ gia đình), chưa có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân nên phần nào gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập cho người lao động.

Nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã, xã tập trung vào một số giải pháp: Đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập, nhiều mô hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm được nhân rộng. Diện tích khai hoang ruộng nước được nhân dân chú trọng thực hiện nhằm mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đến hết năm 2023 thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36 triệu đồng/ người/ năm, năm 2024 phấn đấu đạt 40 triệu đồng/người/năm. Toàn xã có 96% số hộ được sử dụng điện thường xuyên từ các nguồn; hầu hết các hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; 8/8 bản có nhà văn hoá; tỷ lệ phổ cập bậc học mầm non, tiểu học đạt 100%, bậc THCS đạt trên 88%; 100% người dân trên địa bàn tham gia bảo hiểm y tế. 

Nhờ trồng dứa người dân xã Nậm Hàng có thêm nguồn thu nhập.

Thời gian tới, xã tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, công chức chuyên môn, ban ngành đoàn thể xã trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước của các cấp về việc làm. Phối hợp cùng trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện, các công ty tuyển dụng lao động tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức lồng ghép trong các cuộc họp bản, qua các trang mạng xã hội, hệ thống loa phát thanh, tờ rơi. Phối hợp với một số công ty đăng tải thông tin tuyển dụng lao động trên địa bàn.

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động giúp người dân tự tạo việc làm, tăng nguồn thu nhập để cải thiện cuộc sống, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ được đầu tư trên địa bàn, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo trên địa bàn, tạo điều kiện cho người lao động được vay vốn theo chương trình cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư chăn nuôi, phát triển sản xuất đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với thực tế tại địa phương, kết nối nguồn bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị tuyên truyền Chỉ thị số 20-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới” và các chính sách ưu đãi đối với người lao động tham gia làm việc ở nước ngoài thuộc các Chương trình MTQG thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với nhận thức, phong tục tập quán của người dân. Đặc biệt, coi xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp giảm nghèo bền vững, xã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín tuyên truyền trực tiếp tại các bản, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về xuất khẩu lao động. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng tìm nguồn hỗ trợ vốn cho người dân, lựa chọn những đơn hàng chất lượng, uy tín nhằm tạo niềm tin cho nhân dân khi đăng ký đi xuất khẩu lao động.

Rà soát các đối tượng đủ điều kiện để tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn giúp cho người lao động nắm được các kỹ năng, đặc biệt là các lớp dậy nghề phi nông nghiệp để người lao động có cơ hội chuyển đổi nghề nâng cao thu nhập và có tay nghề tham gia các Chương trình xuất khẩu lao động cũng như tham gia làm việc tại các công ty tuyển dụng trong nước.

Đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy nhanh phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, nhận rộng và thực hiện có hiệu quả các mô hình trồng sắn dây, nuôi ong mật, nuôi dê. Giúp người lao động trên địa bàn nâng cao nhận thức trong việc ứng dụng kỹ thuật cho những loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, nhằn tăng thu nhập, giảm nghèo, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững.

B.B

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...