Kết quả cuộc thi ngành Tuyên giáo tuần thứ bảy
Nguyễn Thị Hồng đoạt giải Nhất tuần thi thứ bảy.
Theo thống kê của Ban Tổ chức, trong tuần thi thứ bảy có 234.473 người dự thi với 445.731 lượt thi, có 84.223 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi. Đáng chú ý, trong tuần thi này, có nhiều người dự thi chỉ tham gia thi một lượt đã đoạt giải, là các cá nhân: Đoàn Công Trường, Nguyễn Gia Lộc, Dương Thị Kiều, Đặng Thị Huyền.
Theo đó, Ban Tổ chức công bố danh sách các cá nhân đoạt giải ở tuần thi thứ bảy như sau:
01 giải Nhất thuộc về Nguyễn Thị Hồng, Trung tâm VH-TT Thị trấn Vũ Quang – Huyện Vũ Quang - Tỉnh Hà Tĩnh.
02 giải Nhì thuộc về các cá nhân:
1. Cao Xuân Thuận, Trường Đại học Chính trị - Xã Thạch Hòa – Huyện Thạch Thất – TP Hà Nội.
2. Võ Thị Cẩm Tú, Phường 1 - Thành phố Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp.
05 giải Ba thuộc về các cá nhân:
1. Phan Khắc Bách, Xã Xuân Lộc - Huyện Can Lộc - Tỉnh Hà Tĩnh.
2. Nguyễn Minh Hoàng, Tân Kiểng - Quận 7 - Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Quốc Phương, Xã Thạch Hòa – Huyện Thạch Thất – TP Hà Nội.
4. Đinh Ngọc Long, Lữ đoàn PK 297 - Quân Khu 2 - Tỉnh Phú Thọ.
5. Đoàn Công Trường, Xã Nhân Nghĩa – Huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam.
08 giải Khuyến khích thuộc về các cá nhân:
1. Nguyễn Gia Lộc, Xã Hưng Đông - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An.
2. Nguyễn Thị Thanh Mai, Giáo viên Trường THCS Vĩnh Phúc - Thành phố Bến Tre, Tỉnh Bến Tre.
3. Trần Phong Bắc, Trường Tiểu Học B Hòa Lạc - Xã Hòa Lạc - Huyện Phú Tân - Tỉnh An Giang.
4. Dương Quang Ninh, Xã Tây Mỗ - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
5. Dương Thị Kiều, Trung An - Củ Chi - Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đinh Tuấn Nghĩa, Phường Lê Hồng Phong - Thành phố Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam.
7. Phạm Thị Thoa, Xã Tiên Ngoại – Huyện Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam.
8. Đặng Thị Hiền, Xã Cồn Thoi – Huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình.
Sau khi kết thúc tuần thi thứ bảy, tuần thi thứ tám của Cuộc thi đã bắt đầu và sẽ kết thúc vào ngày 18-5-2020. Kết quả tuần thi thứ tám cũng sẽ được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng vào Thứ Hai tuần tới, ngày 18-5-2020.
Câu hỏi tuần thi thứ tám như sau:
Câu 1: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng Dân tộc và Nhà Văn hóa kiệt xuất của Việt Nam vào năm nào?
A. Năm 1996
B. Năm 1987
C. Năm 1998
D. Năm 1999
Câu 2: Để thiết thực kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành hướng dẫn nào sau đây?
A. Hướng dẫn số 121-HD/BTGTW
B. Hướng dẫn số 122-HD/BTGTW
C. Hướng dẫn số 124-HD/BTGTW
D. Hướng dẫn số 115-HD/BTGTW
Câu 3: Chỉ thị 45-CT/TW ngày 10-5-1962 về công tác tuyên truyền đối ngoại xác định rõ các nội dung, phương châm tuyên truyền nào sau đây?
A. Chân thật, chính xác, sinh động, kịp thời, hợp đối tượng
B. Phối hợp lực lượng trong nước và ngoài nước
C. Vận dụng đúng đắn chiến lược và sách lược đường lối quốc tế của Đảng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Thực hiện xây dựng Đảng về tư tưởng, trong các năm 1961-1965, Ban Tuyên huấn các cấp tham gia tiến hành cuộc vận động xây dựng nào sau đây?
A. Chi bộ 4 tốt
B. Chi bộ 2 tốt
C. Chi bộ 5 tốt
D. Chi bộ 3 tốt
Câu 5: Thực hiện Nghị quyết Đại hội III của Đảng, các mặt công tác khoa giáo ở miền Bắc đã được phát triển mạnh mẽ, có quy mô lớn. Trong đó có 2 lĩnh vực được ví là hai bông hoa tươi đẹp nhất của chế độ mới, là niềm tự hào của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Bạn cho biết đó là những lĩnh vực nào?
A. Giáo dục và y tế
B. Thể dục, thể thao
C. Khoa học và công nghệ
D. Cả ba đáp án trên
Câu 6: Công tác tư tưởng và giáo dục chính trị theo Chỉ thị số 8-CT năm 1962 của Trung ương Cục bao gồm những nhiệm vụ nào sau đây?
A. Tiếp tục giáo dục đảng viên nắm vững phương châm đấu tranh
B. Nắm vững quan điểm trường kỳ gian khổ, tự lực cánh sinh
C. Biết tranh thủ thời cơ giành thắng lợi trong từng thời gian ngắn
D. Cả ba đáp án trên
Câu 7: Sau chiến thắng Ấp Bắc vang dội, năm 1963, Trung ương Cục quyết định phát động phong trào thi đua nào trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ở miền Nam?
A. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào
B. Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công
C. Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt
D. Tìm Ngụy mà đánh, lùng Mĩ mà diệt
Câu 8: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”. Bạn cho biết Lời Kêu gọi trên được nêu trong tác phẩm nào?
A. Lời kêu gọi Toàn dân tập thể dục, ngày 27-3-1946
B. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, ngày 19-12-1946
C. Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, ngày 11-6-1948
D. Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, ngày 17-7-1966
Câu 9: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được... Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Bạn cho biết câu nói trên được Bác Hồ nói ở đâu?
A. Hội nghị rút kinh nghiệm công tác quản lý hợp tác xã
B. Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng
C. Hội nghị Nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương
D. Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa
Câu 10: “Bác muốn nghe một câu hò Huế bởi nước non chia cắt vẫn chưa liền/Bác muốn nghe một câu hò xứ Nghệ, bởi làng Sen day dứt trong tim/Bác muốn nghe một đôi khúc dân ca, trước lúc đi xa qua bên kia bầu trời…”. Bạn cho biết những lời trên của bài hát nào, do ai sáng tác?
A. Miền Nam nhớ mãi ơn Người, nhạc sĩ Lưu Cầu
B. Miền Trung nhớ Bác, nhạc sĩ Thuận Yến
C. Lời Bác dặn trước lúc đi xa, nhạc sĩ Trần Hoàn
D. Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, nhạc sĩ An Thuyên
Kết quả cuộc thi ngành Tuyên giáo tuần thứ sáu
Cập nhật Thứ Hai, 11/05/2020, 11:43:04/NGUYÊN MINH/https://nhandan.com.vn
Bình luận