Chủ nhật, 01/12/2024, 10:50 [GMT+7]

“Ngọt hương, đậm vị chè Tân Uyên”

Thứ hai, 15/04/2024 - 14:48'
(BLC) - Trong khuôn khổ Lễ hội Trà và Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Tân Uyên lần thứ nhất năm 2024 diễn ra từ ngày 12-14/4, nhân dân và du khách thập phương đã được chứng kiến phần thi hấp dẫn, sôi nổi của cuộc thi hái chè và sao chè. Thưởng thức vị ngon đậm đà của những tách trà thơm trên quê hương Tân Uyên.

1

2

8 giờ sáng, khi ánh nắng ban mai toả nhẹ xuống đồi chè Phúc Khoa - địa điểm lý tưởng cho cuộc thi hái chè và sao chè, 9 đội thi đến từ các xã: Phúc Khoa, Thân Thuộc, Trung Đồng, Pắc Ta, Mường Khoa và thị trấn Tân Uyên đã có mặt với trang phục truyền thống đẹp mắt, đeo bên mình những chiếc gùi xinh. Sau tiếng còi báo hiệu của Ban giám khảo, 2 người phụ nữ trong 1 đội thi nhanh chân vào hàng chè xanh, xà đôi tay của mình thoăn thoắt hái những búp chè tươi non mơn mởn.

Kỹ thuật của phần thi hái chè đòi hỏi rất cao, cần sự khéo léo, nhanh nhạy đôi bàn tay và đôi mắt tinh tường của người phụ nữ. Yêu cầu đó là: Hái chè “Một tôm, hai lá non; Mù non một lá”; búp chè không dập nát; không bỏ sót búp tại luống chè; để lại lá chừa đúng kỹ thuật; hái chè không rách lá, không để rơi, vãi chè; hái tạo tán.

3

Tuy yêu cầu kỹ thuật cao nhưng không làm khó được những người phụ nữ tham gia thi hái chè lần này của các đội. Tốc độ thi đua của mỗi đội được tính bằng giây, bằng số lượng chè hái. Vì vậy, ai cũng hăng say hái chè “nhanh như cắt”, miệng lúc nào cũng cười tươi; chân dảo bước từ hàng này qua hàng khác. Nghe thanh âm những búp chè tươi tanh tách theo tay người hái giống như một bản nhạc đầy thú vị.

4

5

Chỉ sau 25 phút, các đội thi đã hoàn thành phần thi hái chè với thành tích thật xuất sắc. Đội hái được nhiều nhất là 3,5kg búp chè tươi; đội ít nhất từ 2,3kg trở lên. Dù ít hay nhiều, đây cũng là thành quả xứng cho sự khéo léo, tài nghệ đôi bàn tay của những người phụ nữ cần cù, chăm chỉ lao động, gắn bó với cây chè.

6

Những búp chè xanh ngát, long lanh thật đẹp mắt được các cô, các chị mang tham dự phần thi sao chè thủ công. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra một hương vị trà thơm ngon.

Theo kinh nghiệm của người dân chuyên chế biến chè của xã Phúc Khoa, sao chè trải qua nhiều công đoạn. Từ búp chè tươi mang đi ốp chè hoặc luộc chè làm cho búp chè héo giúp búp chè dai và dẻo. Thứ hai là vò chè để búp chè ra nhựa và định hình cánh. Thứ ba là sấy khô làm chè hết nước. Thứ tư là đánh mốc lên hương.

11

22

Dưới thời tiết nắng nóng như đổ lửa, những người phụ nữ trong trang phục truyền thống cùng các thành viên trong đội của mình sử dụng đôi bàn tay để đảo liên tục những búp chè tươi trên chảo lửa, đang bốc khói khói nghi ngút. Hết đảo chè rồi đến vò chè, họ sử dụng đôi tay linh hoạt trong suốt hơn một giờ đồng hồ chế biến chè từ 4kg nguyên liệu chè búp tươi cho ra thành phẩm chè khô từ 0,5kg trở lên.

33

44

55

Sau một tiếng rưỡi ngồi bên bếp củi nóng, những mẻ chè khô của các đội lần lượt hoàn thành. Theo đánh giá của Ban Giám khảo, các đội làm rất tốt phần thi của mình; cho ra thành phẩm chè đẹp mắt, đồng đều nhau. Tuy nhiên, những đội có kinh nghiệm sao chè lâu năm, sản phẩm khô, màu đẹp, nước xanh hơn những đội còn lại.

66

77

1111

223

Đinh Đông - Ngọc Duy

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...