Thứ ba, 03/12/2024, 07:49 [GMT+7]

Đấu tranh triệt để tái trồng cây thuốc phiện

Thứ ba, 30/11/2010 - 15:46'
(BLC) - Những năm qua công tác đấu tranh phá nhổ cây thuốc phiện được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đặc biệt quan tâm và đã đạt được kết quả khả quan. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại tá Nguyễn Văn Tuất – Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh xung quanh vấn đề này.
CBCS Đồn Biên phòng Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè) và các lực lượng chức năng phá nhổ cây thuốc phiện trên địa bàn bản Seo Thèn B, xã Pa Vệ Sủ.Ảnh khắc kiên

Phóng viên (P.V): Thưa ông, vấn đề tái trồng cây thuốc phiện và công tác đấu tranh phá nhổ của BĐBP Lai Châu những năm qua được triển khai như thế nào?

Đại tá Nguyễn Văn Tuất: Từ năm 2005 trở lại đây việc tái trồng cây thuốc phiện được Đảng ủy Bộ Chỉ huy BĐBP Lai Châu đặc biệt quan tâm, vì trên địa bàn 21 xã biên giới xuất hiện tái trồng cây thuốc phiện. Năm 2006 và 2007, Bộ Chỉ huy BĐBP Lai Châu đã chỉ đạo các đồn biên phòng khảo sát trên địa bàn 21 xã và đặc điểm của những nơi có thể sử dụng việc tái trồng cây thuốc phiện, đây cũng là việc trong chương trình phòng chống tội phạm ma túy. Năm 2008 các đồn biên phòng đã tổ chức phá nhổ được 4945m2 diện tích tái trồng cây thuốc phiện.

P.V: Vấn đề đấu tranh phá nhổ triệt để cây thuốc phiện là việc khó. BĐBP Lai Châu đã có những biện pháp gì, thưa ông.

Đại tá Nguyễn Văn Tuất: Trước thực trạng này Bộ Chỉ huy BĐBP đã giao nhiệm vụ cho các Đồn triển khai những biện pháp cụ thể. Thứ nhất: phối hợp trong các lần tuần tra bảo vệ đường biên mốc giới, kiểm tra những địa điểm xa xôi trọng điểm, những vùng đất có thể trồng được cây thuốc phiện. Thứ 2: tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến mọi người dân để hiểu được cây thuộc phiện tàn phá và hủy hoại con người, làm cho người dân nghèo đói. Thứ 3: bố trí cán bộ bám bản, bám dân, đặc biệt là loại trừ các đối tượng nghiện khi tiếp xúc với người dân và những người dân có nương rẫy ở những địa điểm xa xôi khó khăn có ý định tái trồng cây thuốc phiện. Thứ 4: triển khai đến từng gia đình, từng hộ dân làm đơn tự nguyện không tái trồng cây thuốc phiện, và nếu mắc phải tái trồng cây thuốc phiện thì tự nguyện không nhận gạo cứu trợ, không nhận tiền rừng của nhà nước và thậm chí nhân dân còn đề nghị không đưa vào danh sách làm nhà đại đoàn kết.

P.V: Như Đại tá cho biết, việc tái trồng cây thuốc phiện thường được người dân triển khai ở vùng xa xôi, khó khăn đó được khắc phục như thế nào?

Đại tá Nguyễn Văn Tuất: Khó khăn thứ nhất là những điểm có thể tái trồng cây thuốc phiện trên khu vực xa đường biên mốc giới thì BĐBP phải đi bộ thậm chí 3 đến 5 ngày, cho nên là điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất tại những nơi này và đảm bảo hậu cần cũng khó khăn. Thứ 2 là phải thường xuyên cử cán bộ bám bản, thế nhưng một số đồng chí học tiếng đồng bào địa phương chưa tới nơi tới chốn nên việc nắm tình hình còn những cái bất cập, nhưng đây là những cái khó khăn chúng tôi đã nắm được trước nên hiện nay bố trí những cán bộ có kinh nghiệm để chủ động việc này. Thứ ba là đã làm văn bản đề nghị cấp trên hỗ trợ phần nào để giải quyết cho BĐBP hoàn thành nhiệm vụ trong việc phòng chống tội phạm ma túy, trong đó có việc phòng chống tái trồng cây thuốc phiện.

P.V: Thưa ông hiện nay vấn đề tái trồng cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh còn diễn ra không.

Đại tá Nguyễn Văn Tuất: Với việc triển khai thực hiện chặt chẽ các biện pháp trên năm 2009 không có bản, xã và người dân nào trên địa bàn 21 xã biên giới của tỉnh tái trồng cây thuốc phiện. Song năm 2010 lại xuất hiện một số người dân có nương rẫy ở vùng xa, có điều kiện tái trồng cây thuốc phiện đã chủ động phát nương và dự định tái trồng cây thuốc phiện với diện tích khoảng 3050 mét vuông. Nhưng khi phát hiện, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động và diện tích nương ấy bà con đưa vào trồng lương thực thực phẩm, không trồng cây thuốc phiện nữa. Qua cái việc này rút ra được một bài học là không được một phút lơ lỏng; tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng và phải xác định có những chế tài như bản cam kết tự nguyện thì mới có thể ngăn chặn được việc tái trồng cây thuốc phiện.

P.V: Xin chân thành cảm ơn ông!

 

Sỹ Đức

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...