Sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án 06
Đại tá Nguyễn Viết Giang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Tổ phó Thường trực thực hiện Đề án 06 chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
Báo cáo của Tổ công tác thực hiện Đề án 06 nêu rõ, tổng số dữ liệu dân cư trên hệ thống của toàn tỉnh là 103.560 hộ, 477.471 nhân khẩu đăng ký thường trú, 4.547 hộ, 7.407 nhân khẩu đăng ký tạm trú, đã tiến hành làm sạch và đồng bộ vào hệ thống 475.561 dữ liệu, đạt 99,6%. Rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin 67.543 dữ liệu từ nguồn Bộ Tư pháp và Bảo hiểm xã hội (BHXH). Cập nhật thông tin 6.019 đối tượng các loại vào hệ thống, đạt 99,5%. Cấp thông báo 169.362 số định danh cá nhân cho công dân phục vụ giao dịch và tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19...
Đại tá Nguyễn Viết Giang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Tổ phó Thường trực thực hiện Đề án 06 kết luận Hội nghị.
Tại Hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và các huyện, thành phố đã có nhiều ý kiến thảo luận nhằm đánh giá kết quả cũng như đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Sở Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; công tác chỉ đạo, phối hợp với lực lượng Công an trong công tác cấp căn cước công dân và định danh điện tử ở huyện Than Uyên; UBND xã Bản Lang (huyện Phong Thổ) trình bày kết quả công tác triển khai thực hiện Đề án 06 ở cấp xã, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh cũng còn một số tồn tại, hạn chế khi sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền một số đơn vị, địa phương còn chưa quyết liệt, chủ yếu giao Công an. Trình độ cán bộ thực hiện thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công còn hạn chế, đặc biệt là cấp xã, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Điều kiện kinh tế của công dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn nhiều khó khăn, việc sử dụng thiết bị Smartphone còn hạn chế; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cùng những khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến...
Trong thời gian tới, thực hiện Đề án, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố phải nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và chính quyền, đồng thời quan tâm chỉ đạo quyết liệt phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến, tập trung triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 để phục vụ người dân và doanh nghiệp. Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm nguồn lực, phát huy hơn nữa vai trò thường trực của Công an tỉnh và thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời trong thực hiện Đề án.
Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu thảo luận tại Hội nghị.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Đại tá Nguyễn Viết Giang - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Tổ phó Thường trực thực hiện Đề án 06 đánh giá cao kết quả và những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu. Ngay sau Hội nghị, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp báo cáo kết quả Hội nghị với Thường trực Tỉnh ủy. Đồng chí đề nghị, với những ý kiến đóng góp của các sở, ngành, các huyện, thành phố cơ quan thường trực sẽ tổng hợp, tiếp thu; tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án trong thời gian tới. Các sở, ngành tập trung triển khai các dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi nhất cho người dân khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.
Nguyễn Tùng
Bình luận