Thứ năm, 28/11/2024, 18:32 [GMT+7]

Hội nghị quốc tế về Luật Hạt nhân: Vạch ra tầm nhìn tương lai

Thứ sáu, 29/04/2022 - 09:37'
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đang tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về Luật Hạt nhân tại Vienna (Áo). Trong hội nghị kéo dài 5 ngày (từ ngày 25 đến 29-4), các chuyên gia hạt nhân hàng đầu thế giới thảo luận về các vấn đề và xu hướng mới nổi trong Luật Hạt nhân, các khuôn khổ pháp lý hiện hành cũng như vạch ra tầm nhìn cho tương lai.

Quang cảnh "Hội nghị quốc tế về luật năng lượng hạt nhân: Cuộc tranh luận toàn cầu" lần đầu tiên được tổ chức tại Vienna, Áo.

Là hội nghị quốc tế đầu tiên của IAEA về Luật Hạt nhân, các luật sư, đại diện của các cơ quan quốc gia, các tổ chức quốc tế… liên quan đến ngành công nghiệp hạt nhân từ 127 quốc gia đã tới Vienna để tham gia "Hội nghị quốc tế về Luật Hạt nhân: Cuộc tranh luận toàn cầu". 

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi nêu rõ: Luật Hạt nhân không chỉ quy định về cách hành xử và tuân theo các nguyên tắc quan trọng của luật, mà còn chịu tác động của sự phát triển khoa học công nghệ. Ông R.Grossi nhấn mạnh, năng lượng hạt nhân có thể giúp đem lại lợi ích cho con người, nhưng đồng thời cũng có thể đặt ra các thách thức cần giải quyết.

Điểm đáng chú ý là, hội nghị diễn ra vào thời điểm có nhiều quan ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra khi xung đột Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp. Hiện 8 quốc gia tuyên bố có vũ khí hạt nhân, trong đó 5 nước là thành viên của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) của Liên hợp quốc (gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp). Tuy Nga là thành viên của NPT - một thỏa thuận quốc tế tìm cách loại bỏ việc sử dụng các kho dự trữ hạt nhân - nhưng nước này đã đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng sẵn sàng cao độ ngay sau khi nổ ra cuộc xung đột với Ukraine.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hồi tháng 3-2022 cho biết, nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân "từng là điều không thể tưởng tượng được, nay đã trở lại trong phạm vi có thể xảy ra". Lệnh cấm đa phương đối với tên lửa hạt nhân - Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) có hiệu lực tháng 1-2021 sau khi nhận được sự phê chuẩn của ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm nổi bật những lỗ hổng trong luật pháp quốc tế. TPNW chỉ ràng buộc những quốc gia đã chính thức ký và phê chuẩn, trong khi chưa có cường quốc hạt nhân nào phê chuẩn hiệp ước. Cho đến nay, 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) - đều là những cường quốc hạt nhân, chưa tham gia TPNW khi cho rằng hiệp ước này không giải quyết được những quan ngại an ninh của các quốc gia sở hữu hạt nhân muốn duy trì kho vũ khí nguyên tử để làm công cụ răn đe trước hành vi tấn công hạt nhân...

Đại diện Thường trực của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tại IAEA Hamad AlKaabi cho biết: “Xây dựng Luật Hạt nhân là một bước thiết yếu tạo khuôn khổ cho việc tiến hành tất cả các hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân và bức xạ, đồng thời bảo đảm bảo vệ con người và môi trường khỏi tác hại của bức xạ ion hóa”.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hạt nhân đang tạo ra khả năng vô hạn để mang lại lợi ích lớn hơn cho nhân loại. Thế nên, Luật Hạt nhân là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa nhiều lợi ích của các ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và vì hòa bình.

Cập nhật 19:31 thứ tư ngày 27/04/2022/THÙY DƯƠ[email protected]

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...