Thứ năm, 28/11/2024, 14:31 [GMT+7]

Bảo tàng tỉnh Lai Châu: Tiếp nhận gần 25 nghìn hiện vật khảo cổ học

Thứ ba, 21/09/2010 - 10:27'
(BLC) - Chiều 19/8, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Lai Châu gần 25 nghìn hiện vật khảo cổ của người nguyên thủy thời kỳ đồ đá cũ, có niên đại cách đây từ 1 – 3 vạn năm.
Một số hiện vật được trưng bày trong buổi bàn giao.

Trong số hiện vật khảo cổ này, có trên 7 nghìn hiện vật là công cụ lao động của người nguyên thủy và trên 17 nghìn mảnh tước được người nguyên thủy dùng để chế tác ra các công cụ lao động này.

Đây là những hiện vật được các nhà khảo cổ học (Viện Khảo cổ Việt Nam) khai quật trong thời gian từ đầu năm 2009 đến hết tháng 3/2010 tại 10 di chỉ khảo cổ nằm dọc sông Đà, thuộc 4 xã: Tủa Sín Chải, Nậm Mạ, Nậm Hăn và Nậm Cha của huyện Sìn Hồ và thuộc dự án “Bảo vệ cấp thiết và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La”.
Được biết, trước khi bàn giao cho Bảo tàng tỉnh, các nhà khảo cổ học đã tiến hành bảo quản sơ bộ các hiện vật trên bằng cách rửa, phơi khô, đánh số, sắp xếp phân loại, vẽ miêu tả…
Hiện các hiện vật trên đang được cất giữ tại nhà kho của Bảo tàng tỉnh. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Khắc Sử – Trưởng phòng Nghiên cứu thời đại đồ đá, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học (Viện Khảo cổ học Việt Nam): đây là nguồn sử học vật thật có giá trị rất lớn, giúp các nhà khảo cổ học nghiên cứu về quá khứ nguyên thuỷ xa xưa của Lai Châu. Vì vậy, cần phải có nhà kho chuyên dụng để có thể bảo quản hiện vật một cách tốt nhất. Đồng thời cũng cần phải có một khu trưng bày để mọi người có thể đến tham quan, biết và hiểu hơn về những hiện vật này.
Cũng trong buổi làm việc, Viện Khảo cổ học Việt Nam còn bàn giao cho Bảo tàng tỉnh một số hiện vật khác là công cụ đồ đồng, thời kỳ văn hóa Đông Sơn; trên 1.000 trang tài liệu liên quan đến gần 25 nghìn hiện vật và 10 điểm di chỉ khảo cổ nêu trên.

 

pv

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...