Thứ năm, 28/11/2024, 16:31 [GMT+7]

226 tỷ đồng hỗ trợ thiết bị dạy học tự làm

Thứ sáu, 24/09/2010 - 14:25'
Bộ GD-ĐT vừa phê duyệt đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015”. Theo đó, kinh phí thực hiện đề án ước tính là 226 tỷ đồng. Trong đó kinh phí thực hiện các hoạt động tại trung ương là 20 tỷ đồng, tại địa phương là 206 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, thiết bị dạy học tự làm (TBDHTL) là loại TBDH do giáo viên chế tạo mới hoặc cải tiến từ một TBDH đã có hoặc qua sưu tầm tư liệu hiện vật mà có. TBDHTL có nguyên lý cấu tạo và cách sử dụng phù hợp với ý tưởng thực hiện bài dạy của giáo viên làm ra, do đó khi được sử dụng thường cho hiệu quả cao và thiết thực. Trong thực tế, một số giáo viên đã sáng tạo cả các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm hóa học, vật lí, sinh học… rất có ý nghĩa và đạt hiệu quả trong việc dạy các thí nghiệm khó thực hiện được trong thực tế của điều kiện dạy học.

 
  Đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên.

 

Với Đề án trên, tại trung ương, kinh phí dành củng cố và tăng cường năng lực cho Trung tâm Nghiên cứu Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học, Đồ chơi trẻ em thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất học liệu trực thuộc Trường đại học Sư phạm Hà Nội để hai đơn vị này thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển TBDH và TBDHTL.

Tại địa phương, lựa chọn một địa phương để xây dựng thí điểm một “Trung tâm học liệu” nhằm thực hiện các nhiệm vụ như bồi dưỡng giáo viên, chuyển giao công nghệ, tư vấn, thực hành, trao đổi kinh nghiệm về tự làm TBDH. “Trung tâm học liệu” này là nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị để các cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị, nhà nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm về cả định hướng và tổ chức khai thác sử dụng TBDH và TBDHTL trên cơ sở đó sẽ nhân rộng ở các địa phương khác.

Do vậy, giai đoạn 1 của dự án thực hiện từ 2010 đến 2012, triển khai thí điểm trên 5 tỉnh, thành phố với kinh phí 130 tỷ đồng (trung ương 13 tỷ đồng, địa phương 117 tỷ đồng); Giai đoạn 2 từ 2013 đến 2015 : Triển khai đại trà trên toàn quốc với kinh phí 96 tỷ đồng (trung ương 7 đồng tỷ, địa phương 89 tỷ đồng). Giai đoạn từ 2016 trở đi : Sử dụng kinh phí thường xuyên của địa phương.

Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động tự làm TBDH chỉ tập trung tại các cơ sở giáo dục công lập trên phạm vi toàn quốc. Đối với các trường ngoài công lập sẽ tham gia và được thụ hưởng kinh phí của đề án dưới hình thức như cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hoặc được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các cuộc thi về TBDHTL ở các cấp, các kinh phí cho hoạt động tự làm TBDH khác của nhà trường tự cân đối thu chi theo quy chế hoạt động của nhà trường về tự chủ tài chính.

 

Theo Dân trí

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...