Thứ năm, 28/11/2024, 12:36 [GMT+7]

Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Thứ tư, 16/01/2019 - 14:53'
(BLC) - Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, khu vực kinh tế tập thể của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đổi mới về tổ chức hoạt động, thích ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế thị trường, đã khẳng định rõ hơn vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế, góp phần đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội của người dân.

Xã viên HTX Xuân Oanh, thị trấn huyện Phong Thổ chăm sóc rừng kinh tế.

Là một trong những hợp tác xã (HTX) nông nghiệp điển hình trên địa bàn thành phố Lai Châu, thời gian qua, HTX HTX Hưng Thịnh đã tạo được nhiều dấu ấn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ông Vũ Đăng Nảy – Chủ nhiệm HTX chia sẻ: Được thành lập từ năm 2008, HTX chuyên sản xuất, kinh doanh các loại cá, lợn giống cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh với tổng vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Để tăng thu nhập cho xã viên HTX đã đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống ao nuôi thủy sản, chuồng trại chăn nuôi lợn nái sinh sản siêu nạc, phương tiện vận tải, máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm tại chỗ. Nhất là, được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh, HTX được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh và các ngân hàng khác...Nhờ đó, có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, doanh thu hàng năm đạt 3 tỷ đồng, đảm bảo thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động với mức bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện toàn tỉnh có 77 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong đó 72 HTX hoạt động theo Luật HTX 2012, có 6 HTX nông nghiệp thực hiện liên kết với người dân theo hướng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, gồm: sản phẩm chè búp tươi, dong riềng; dược liệu...) và 1 HTX liên kết với doanh nghiệp phát triển cây ăn quả.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp vay vốn với lãi xuất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất: từ 2017 đến nay bằng các nguồn vốn vay với lãi xuất ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của tỉnh để đầu tư phát triển sản xuất đã tạo điều kiện cho 16 HTX nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn với tổng số vốn vay là 5,4 tỷ đồng, thông qua nguồn vốn vay các HTX nông nghiệp đã sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả.

Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, nông thôn: Nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Lai Châu đã cụ thể hóa Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 bằng Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 Ban hành quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, trình tự, thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu và Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 19/01/2015 về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013. Kịp thời triển khai, hướng dẫn để các nhà đầu tư được biết và thực hiện chính sách có hiệu quả; ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư để các nhà đầu tư biết và định hướng đầu tư cho phù hợp.

Từ năm 2015 đến nay, đã có 10 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư, với tổng số vốn đầu tư trên 242 tỷ đồng; trong đó ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ 14.004 triệu đồng cho 03 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Các dự án này đã và đang triển khai có hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân tại địa phương, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỉnh còn huy động các nguồn lực của Nhà nước và đóng góp của các tổ chức, nhân dân trên địa bàn với tổng số tiền 5.495.332 triệu đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX...đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Hàng năm Liên minh HTX tỉnh tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX  tham gia nhiều các hội chợ triển lãm cho các sản phẩm Chè, Miến dong, gạo Sén Cù, gạo tẻ Râu... do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh; qua đó giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Lai Châu, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề và nghề truyền thống luôn được quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 1 nghề truyền thống và 4 làng nghề đã được công nhận tại Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh Lai Châu (gồm: 1 nghề truyền thống nấu rượu ngô tại bản Sùng Chô, xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu; 3 làng nghề sản xuất miến dong tại bản Thống Nhất, Vân Bình, Hoa Lư, xã Bình Lư, huyện Tam Đường; 1 làng nghề sản xuất các loại bánh dân tộc tại bản San Thàng 1, xã San Thàng, thành phố Lai Châu)...

 Công tác phát triển nguồn nhân lực cũng được lồng ghép từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ; lao động trong làng nghề, nghề truyền thống được tham gia các lớp đạo tào nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Từ năm 2016 đến nay đã tư vấn cho 7.500 lượt người về kỹ thuật chăm sóc phòng và chữa bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi thủy sản, kỹ thuật sản xuất lúa. Nhờ đó, hỗ trợ tích cực cho khu vực kinh tế tập thể.

Ngoài ra, tỉnh còn khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các giống cây trồng, vật nuôi phục vụ cho sản xuất, đặc biệt đối với các loại giống cây trồng phục vụ nhu cầu của nông dân, HTX. Phát triển dịch vụ vật tư nông nghiệp; chú trọng công tác khuyến nông.

Theo đánh giá của ông Bùi Xuân Thu – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh thì nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, kinh tế tập thể có sự chuyển biển tích cực, các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn đã được hình thành và sản xuất có hiệu quả. Bước đầu đã hình thành các hợp tác xã hoạt động theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hoá tại các vùng tập trung, tạo việc làm ổn định cho trên 1.500 lao động nông thôn với thu nhập từ 3-4 triệu đồng/người/tháng, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

 

 

Ngoc Diệp

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...