Tìm hiểu lịch sử phát triển máy bay không người lái
Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại máy bay không người lái. Chính các thiết bị này đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.
Vạn sự khởi đầu nan
Chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright được thực hiện tháng 12/1903. Mặc dù, trước đó đã có chuyến bay với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, nhưng chuyến bay của anh em nhà Wright mới là chuyến bay đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong ngành hàng không bằng thiết bị bay có điều khiển và trang bị động cơ. Bảy năm sau bước ngoặt vĩ đại đó, nhà sáng chế người Mỹ Charles Kettering đã đề xuất ý tưởng máy bay không người lái có khả năng “biến” thành bom hàng không. Thời điểm này có thể cho là cột mốc phát triển máy bay tấn công không người lái.
Máy bay không người lái ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến tranh hiện đại, cho phép các bên tham chiến tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu của đối phương. |
Ý tưởng của Charles Kettering đơn giản, tuy nhiên về mặt kỹ thuật để triển khai ý tưởng này quả là một vấn đề hết sức phức tạp vào thời điểm đó. Nhà sáng chế người Mỹ đã đề xuất ý tưởng chế tạo máy bay có khả năng bay không cần phi công trực tiếp điều khiển.
Thiết bị này được trang bị cơ cấu định giờ, sau một khoảng thời gian nhất định, cơ cấu tách cánh hoạt động và sau đó thiết bị này biến thành một quả bom. Vào năm 1914, đầu Thế chiến thứ nhất, Charles Kettering đã nhận được đơn đặt hàng của quân đội Mỹ chế tạo nguyên bản thiết bị. Tuy nhiên, thiết bị này đã không được đưa vào tác chiến.
Kettering Bug. |
Quá trình chế tạo máy bay không người lái tấn công được tiến hành trong 4 năm, vào năm 1918, các nhà quân sự đã nhận được nguyên bản thiết bị đầu tiên - Kettering Aerial Torpedo (Ngư lôi hàng không Kettering). Sau này thiết ngư lôi này được gọi là Kettering Bug. Máy bay được chế tạo từ cây và giấy bìa, trang bị động cơ đốt trong bốn kỳ 40 mã lực. Động cơ này được công ty Ford sản xuất hàng loạt và bán với giá 40USD/chiếc. Giữ thăng bằng cho Kettering Bug được bảo đảm bởi cơ cấu con quay hồi chuyển và máy đo độ cao.
Chuyến bay đầu tiên của máy bay-bom được thực hiện vào tháng 10/1918, nhưng bất thành. Sau này, máy bay-bom đã được thử nghiệm thành công và đưa vào trang bị. Tuy nhiên, sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, 45 máy bay do công ty Dayton-Wright Airplane sản xuất đã đưa vào kho bảo quản.
Việc thử nghiệm tiếp theo và khai thác máy bay bom Kettering có khả năng bay với quãng đường đến 120km được tiến hành vào những năm 1920. Nhưng vào đầu những năm 1930, tài chính cho dự án này đã bị cát giảm vì người ta cho rằng thiết bị này giá thành cao, trong khi đó hiệu quả sử dụng thấp so với các loại vũ khí truyền thống. Để thực hiện dự án mua các máy không người lái tấn công, Mỹ đã phải chi hơn 300.000USD. Năm 1933, Anh đã chế tạo máy bay không người lái điều khiển vô tuyến.
Queen Bee |
Máy bay không người lái Queen Bee của Anh được chế tạo trên cơ sở máy bay Fairy Queen điều khiển bằng vô tuyến từ trên tàu. Khi thử nghiệm ba Queen Bee, 2 trong số này đã không thành công. Về sau, khi kết cấu máy bay đã được cải tiến, nó được mang một tên khác de Havilland DH 82B Tiger Moth và được quân đội Anh sử dụng như là mục tiêu trên không. Tiger Moth được đưa vào trang bị cho quân đội Anh trong giai đoạn 1934 – 1943. Ở Mỹ, từ những năm 1940, người ta đã sử dụng máy bay vô tuyến Radioshare OQ-2 để huấn luyện phi công.
Những năm 1940 bùng nổ
Vào những năm 1940, tốc độ phát triển máy bay không người lái bắt đầu có những bước nhảy vọt. Thế chiến thứ hai ảnh hưởng lớn đến quá trình này. Ngay từ đầu cuộc chiến, các bên tham chiến đã có nhu cầu sử dụng các phương tiện hiệu quả cao hơn.
Vào năm 1941, Liên Xô đã một vài lần sử dụng máy bay ném bom hạng nặng TB-3 điều khiển vô tuyến như là máy bay không người lái để phá huỷ cầu của đối phương. Tuy nhiên, Liên Xô đã không đạt được bất kỳ thành công nào và dự án máy bay không người lái TB-3 đã bị đình chỉ.
Trong thời gian đó, Mỹ đã chế tạo máy bay không người lái điều khiển vô tuyến trên cơ sở máy bay B-17 để tấn công các căn cứ tàu ngầm của Đức. Dự án này đã thất bại và đóng cửa, tuy nhiên xu hướng sản xuất vẫn được tiếp tục. Trong thời gian chiến tranh Triều Tiên 1950 -1953, Mỹ đã sử dụng thành công bom điều khiển vô tuyến Tarzon để tiêu diệt cầu.
Fau-1 |
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, Đức đã chế tạo một vài loại máy bay không người lái điều khiển vô tuyến: bom Henschel Hs 293 và Fritz X, tên lửa Enzian và máy bay chưa số lượng lớn thuốc nổ trên khoang. Tuy nhiên, bước đột phá chỉ diễn ra vào năm 1941, khi các kỹ sư Đức Robert Lusser và Fritz Gosslau đã chế tạo máy bay V-1 Vergeltungswaffe 1, sau này được gọi là Fi-103 hoặc Fau-1. Máy bay này đã trở thành nguyên bản đầu tiên mang tên lửa có cánh. Trên Fau-1 sử dụng động phản lực trên không cho phép nó có thể tăng tốc đến 800km/h. Đức trang bị Fau-1 vào năm 1944 để chống lại Anh (ném bom London).
Hậu chiến
Những năm sau chiến tranh, Liên Xô là nước tích cực chế tạo các loại máy bay không người lái khác nhau. Vào cuối những năm 1950 - đầu 1960, Phòng thiết kế mang tên Tupolev đã chế tạo máy bay không người lái Tu-123 “Hawk”, Tu-141 “Swift” và Tu-143 “Reis”. Trong đó, Tu-141 và Tu-143 được xuất khẩu sang Romania, Tiệp Khắc, Iraq, Syria. Tu-143 vẫn được trang bị cho Ukraine và Nga hiện nay. Trên cơ sở tổ hợp này, đã chế tạo phương án cải tiến – Tu-234 “Reis-D”, trang bị năm 1999.
Tu-143 trên thiết bị phóng. |
Thực tế, đến đầu những năm 1990, Liên Xô soán ngôi đầu về sản xuất và sử dụng máy bay không người lái. Chỉ riêng máy bay TU-143 đã sản xuất hàng nghìn chiếc. Trong khi đó, ở các nước khác, các phương tiện này lúc đó mới chỉ bắt đầu phát triển. Tu-143 phản lực được sử dụng trinh sát ảnh chiến thuật và trinh sát vô tuyến truyền hình, cũng như quan sát tình hình phóng xạ tại các khu vực tác chiến. Máy bay không người lái có khả năng tăng tốc đến 950km/h. Tuy nhiên, tình hình có nhiều thay đổi.
Hiện nay, các nhà quân sự Nga ít sử dụng máy bay không người lái, nên các máy bay không người lái Reis, Swift, Reis-D, Story, Story-II đã trở nên lạc hậu. Máy bay không người lái duy nhất đáp ứng các tiêu chuẩn hiện nay là tổ hợp Chipchak, tuy nhiên việc sử dụng nó lại bị hạn chế vì tiếng ồn cao.
Trong tương lai, Nga dự định đuổi kịp Mỹ về việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật không người lái. Hiện nay, các nhà sản xuất Nga có thể cung cấp cho quân đội chỉ các máy bay không người lái kích thước nhỏ và các máy bay không người lái dạng trực thăng. Tuy nhiên, hiện nay Nga vẫn chưa có được chưa có được một phương tiện kỹ thuật tấn công tương tầm.
MQ-9 Reaper. |
Trong khi đó, Mỹ đã chế tạo máy bay không người lái có khả năng trinh sát ảnh (trong chiến tranh Việt Nam). Còn Israel đã sử dụng máy bay không người lái trong cuộc xung đột Ả-rập – Israel vào năm 1973.
Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng má bay không người lái tấn công. Vào năm 1995, quân đội và không quân nước này đã đưa vào trang bị máy bay không người lái MQ-1 Predator để trinh sát mục tiêu.
Sau một vài năm, Mỹ tiến hành hiện đại hoá phương tiện này trở thành phương tiện tấn công tên lửa vào các mục tiêu của đối phương. Mỹ bắt đầu sử dụng hàng loạt Predatorvào đầu những năm 2000 tại Iraq, sau đó tại Afghanistan và Pakistan.
X-47B |
Muộn hơn, trên cơ sở Predator, Mỹ đã chế tạo máy bay không người lái tấn công MQ-9 Reaper và MQ-1C Sky Warrior. MQ-1C Sky Warrior có khả năng điều khiển bằng vệ tinh (trắc thủ điều khiển có thể ở bất kỳ đâu trên thế giới).
Hiện nay, Mỹ là quốc gia sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới. Hiện nay, Mỹ có trong trang bị gần 6.500 máy bay không người lái. Con số này dự kiến sẽ tăng lên gấp 4 lần trong 30 năm tới. Ngoài ra, Mỹ còn đang chế tạo các máy bay tấn công cho hải quân và lục quân (X-47B и Sky Avenger).
Các thiết bị này sẽ được thiết kế với việc sử dụng công nghệ tàng hình và trang bị các khoang bom bên trong. X-47B, máy bay không người lái giành cho hải quân, có thể tiếp nhiên liệu cho các máy bay không người lái khác trên không hoặc tự tiếp nhiên liệu từ máy bay chở dầu. Đặc biệt, các máy bay này có thể bay trên không trong khoảng thời gian 2 ngày đêm.
Không quân Mỹ cũng đã bắt tay vào nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ sáu mà rất có thể máy bay này là tổ hợp hàng không không người lái.
Bình luận