Chủ nhật, 01/12/2024, 12:08 [GMT+7]

Gia tăng người trẻ tuổi bị bệnh tăng huyết áp

Thứ ba, 25/10/2011 - 15:11'
(BLC) – Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh giết người thầm lặng, không để lại bất kỳ dấu hiệu bên ngoài, nhất là người trẻ tuổi.

Cán bộ Trạm Y tế xã Hoang Thèn (huyện Phong Thổ) đo huyết áp cho bệnh nhân.

Nhiều người cho rằng bệnh THA chỉ xảy ra ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng đang có chiều hướng gia tăng mắc bệnh THA.

Chúng tôi gặp em Trần Thị Thu Hà (8 tuổi) ở thị trấn Tam Đường (huyện Tam Đường) khi em vừa được Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị bệnh THA thành công.

Được biết trước đó, Hà thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, phải nghỉ học. Gia đình đã đưa em đến Trung tâm Y tế huyện Tam Đường khám và được các bác sĩ kết luận Hà bị bệnh THA. Tại Bệnh viện Bạch Mai, em được các bác sĩ chẩn đoán bị THA do hẹp động mạch thận và tiến hành phẫu thuật đặt stent. Đến nay, huyết áp của em đang dần ổn định và Hà tiếp tục đi học.

Chị Nguyễn Thị Phương (32 tuổi) ở xã San Thàng (thị xã Lai Châu) phát hiện mình bị bệnh THA trong một lần đi khám sức khỏe định kỳ. Chị đã đến nhiều cơ sở y tế để đo huyết áp, chụp chiếu, xét nghiệm nhưng chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh THA. Để phòng tránh biến chứng khi huyết áp tăng cao, gây tổn hại đến các cơ quan trên cơ thể, hàng ngày chị sử dụng 1 viên thuốc hạ huyết áp. Đây là giải pháp trước mắt còn lâu dài thì việc chị Phương phải nhập viện để tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm bệnh THA là rất cần thiết.

Được biết, người trẻ tuổi bị bệnh THA thường tăng số huyết áp dưới như: 120/95mmHg, trong khi đó, người cao tuổi bị bệnh THA thường tăng số huyết áp trên như: 170/80mmHg.

Các dấu hiệu của người trẻ tuổi bị bệnh THA: khó kiềm chế cảm xúc, nóng giận, mất tập trung. Khi có triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, tiểu đêm, yếu tay chân, mặt hay đỏ bừng... cần phải đến cơ sở y tế khám để bác sĩ đo huyết áp nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Tuy nhiên, người trẻ tuổi bị bệnh THA thường không có biểu hiện triệu chứng, khiến không ít người bệnh không biết đến một lúc nào đó bệnh nặng sẽ bị tai biến mạch máu não, suy tim, đột tử. Dù không có triệu chứng bệnh nhưng tất cả mọi người cần đến các cơ sở y tế đo huyết áp để kịp thời phát hiện bệnh sớm. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa trị tận gốc. Điển hình như người bị bệnh THA do hẹp van tim, hẹp động mạch thận. Đối với trường hợp bị bệnh THA nhưng hoàn toàn không có triệu chứng mà vô tình kiểm tra sức khỏe biết bệnh cần uống thuốc hạ huyết áp hàng ngày để hạn chế biến chứng. Bởi THA là bệnh nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến biến chứng, tổn thương các cơ quan trên cơ thể như: tim, thận, não…

Để phòng ngừa bệnh THA ở người trẻ tuổi, cần thực hiện giảm cân nếu béo phì, chế độ ăn ít đường, mỡ, nhiều chất đạm, xơ, ăn không quá từ 2 - 4g muối/ngày. Bởi một trong những nguyên nhân gây bệnh THA ở cả người lớn lẫn trẻ em là ăn quá nhiều mỡ, muối. Riêng trẻ nhỏ rất ưa các món ngọt, mặn và thức ăn bán sẵn ngoài thị trường, đây là những thực phẩm giàu mỡ, muối và đường. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh THA ở nhóm vị thành niên nên hạn chế những loại thực phẩm chế biến quá kỹ, nhiều mỡ, muối và thay bằng thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, người bệnh cần luyện tập thể dục (dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ) đều đặn mỗi ngày từ 30 - 45 phút. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định, tránh trạng thái xúc động, lo âu.

THA là căn bệnh giết người thầm lặng, không để lại bất kỳ dấu hiệu bên ngoài, nhất là người trẻ tuổi. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời làm giảm khả năng đứt mạch máu não, suy tim, tai biến mạch máu não và nhiều biến chứng khác. Ngoài việc uống thuốc hạ huyết áp, người trẻ tuổi bị bệnh.

Thu Minh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...