Chủ nhật, 01/12/2024, 09:18 [GMT+7]

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Thứ ba, 10/05/2011 - 09:03'
Nghe nói ở miền Nam có nhiều trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng. Mặc dù ở miền Bắc chưa thấy xuất hiện nhưng tôi cũng rất lo lắng. Xin hỏi bệnh này có xảy ra biến chứng nặng không và cách phòng bệnh là gì?


Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Virus đường ruột là nguyên nhân gây bệnh. Virus này lưu hành suốt trong năm, nhưng ở phía Nam bệnh thường bùng phát vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 10 đến tháng 12. 

Triệu chứng rất điển hình của bệnh là nổi những nốt ban màu hồng bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, trong miệng và một số vị trí khác trên người. Đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng thể nhẹ, khám và điều trị ngoại trú cũng sẽ khỏi. Nhưng khi bị nặng, với những triệu chứng như sốt cao, giật mình nhiều vào buổi tối, run chân tay, hoảng hốt, co giật, hôn mê... thì phải điều trị tại bệnh viện, nếu không trẻ có thể bị một số biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi và tử vong.

Bệnh rất dễ lây qua đường tiêu hóa, trẻ bò dưới đất hoặc cầm nắm đồ chơi có dính nước bọt, phân chứa virus gây bệnh, rồi dùng tay bốc thức ăn hay đưa lên miệng thì mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể. Đa số trẻ mắc bệnh tay chân miệng dưới 5 tuổi nên nguy cơ mắc bệnh không chỉ xảy ra ở trường học, nhà trẻ mà cả ở nhà. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng ngừa vẫn là quan trọng nhất. Vì thế, các bà mẹ cần rửa tay dưới vòi nước trước khi chăm sóc trẻ và sau khi đi vệ sinh. Lau sạch sàn nhà, rửa sạch những đồ chơi mà trẻ hay ngậm vào miệng để tránh nhiễm virus. Đối với trẻ đang đi nhà trẻ, mẫu giáo, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, người nhà cần cho trẻ nghỉ học ngay để tránh lây lan.

Theo Hanoimoi

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Trưởng bản gương mẫu làm kinh tế
Ở bản Bút Trên (xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên), dân bản luôn dành sự ngưỡng mộ đối với trưởng bản Cầm Văn Nhờ bởi cách làm kinh tế của gia đình anh. Tận dụng vốn liếng của cha mẹ để lại, gia đình...